Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Thời trang cho cún cực xinh.

Các chú cún cưng có vẻ như càng trở nên sành điệu và thời trang hơn khi mùa lạnh đến.










Áo len vàng càng làm tăng thêm vẻ dễ thương cho cún cưng.


Áo len vàng càng làm tăng thêm vẻ dễ thương cho cún cưng.









Chú cún này trông thật thời trang với áo kẻ Burberry.


Chú cún này trông thật thời trang với áo kẻ Burberry.









Áo phao đôi.


Áo phao đôi.









Chú cún sành điệu diện cả cây đỏ từ mũ cho tới boot.


Chú cún sành điệu diện cả cây đỏ từ mũ cho tới boot.









Áo dạ kẻ đỏ kết hợp mũ vô cùng duyên dáng.


Áo dạ kẻ đỏ kết hợp mũ vô cùng duyên dáng.









Bộ liền chấm bi nhí nhảnh.


Bộ liền chấm bi nhí nhảnh.









Phong cách với áo khoác hình chú khỉ Paul Frank.


Phong cách với áo khoác hình chú khỉ Paul Frank.









Chiếc áo quá dễ thương và điệu đà.


Chiếc áo quá dễ thương và điệu đà.









Áo len liền mũ sắc màu.


Áo len liền mũ sắc màu.









Áo len lông xù ấm áp.


Áo len lông xù ấm áp.









Chú cún này trông thật ấm áp với áo len hồng và giầy len.


Chú cún này trông thật ấm áp với áo len hồng và giầy len.




Khăn và mũ ton-sur-ton khiến chú cún trông thật nổi bật.



 




Thời trang cho cún cực xinh.

Điểm danh 10 chú cún “hot” nhất thế giới mạng

Thú cưng luôn được hâm mộ rộng rãi trên mạng xã hội ấy.



Ngày nay, thú cưng (đặc biệt là chó) được dân tình quý trọng và coi như một thành viên nhỏ trong gia đình. Tại nước ngoài, những chú cún thường ghé thăm trung tâm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, có người chơi cùng, mặc quần áo, đeo trang sức… Thậm chí, chúng còn được chủ nhân xây dựng trang cá nhân trên mạng xã hội nữa nha.


Hôm nay, chúng mình hãy cùng điểm danh 10 chú cún xinh đẹp và “hot” nhất thế giới mạng, theo tạp chí Mashable bình chọn.


1. Boo

 

Nơi phát hiện: Facebook


Số người theo dõi: 3,7 triệu người


Lý do thu hút: Người chủ thường cập nhật hình ảnh siêu kute của em cún trong những bộ quần áo xinh xắn. Có ngoại hình dễ thương như một con mèo nhỏ, không khó hiểu khi chú chó Pomeranian 5 tuổi này đứng đầu danh sách cún cưng hút fan nhất quả đất.




2. Beast

 

Nơi phát hiện: Facebook


Số người theo dõi: 512.000 người


Lý do thu hút: Cuộc sống tại Facebook và hình ảnh quá đáng yêu của chú cún trông như cục bông này.


Beast thuộc về Mark uckerberg (CEO Facebook, người đi đầu trong việc lập Facebook cho cún cưng). Xuất thân nổi tiếng và còn là một chủng độc đáo của loài chó cừu Hungary, Beast nhanh chóng chinh phục người hâm mộ và xếp thứ 2 trong top 10.




3. Cookie

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 18.704 người


Lý do thu hút: Cookie nổi bật vẻ ngoài bé nhỏ xinh, đồng thời làm bạn đồng hành với cô nàng Bethany Frankel, ngôi sao show truyền hình thực tế The Real Housewives trong mỗi lần xuất hiện.




4. Oprah

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 12.089 người


Lý do thu hút: Mang tên của MC truyền hình đình đám Oprah Winfrey nhưng đây lại là cục cưng của rapper tài năng 50 Cent.


Oprah thường xuất hiện trên mạng xã hội với những status hài hước được chàng rapper thêm mắm thêm muối: “Bố 50 Cent mới đổi phong cách freestyle cho tôi. Bố khiến tôi chết cười với trò đùa Cá tháng tư mất thôi! Hahaha”.




5. Blue 2

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 9.501 người


Lý do thu hút: Chú chó Bull được coi như linh vật của trường Đại học Butler tại Ấn Độ và rất có tinh thần… học tập. Trên trang cá nhân của mình, Blue 2 thường xuyên cập nhật vấn đề xảy ra trong khuôn viên trường và những trận thi đấu thể thao nữa đấy.




6. Mikey

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 7.433 người


Lý do thu hút: Mikey khá nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter và hút fan qua những dòng update cực “ngầu” nhé!




7. Sullivan

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 5.028 người


Lý do thu hút: Sullivan đang làm biểu tượng của trang Cuteness.com và trở thành sự minh họa xứng đáng.


Thỉnh thoảng, chú cún cũng mang đến những cập nhật ngộ nghĩnh: “Mới từ trung tâm chăm sóc cún về, mình đã có một cuộc hẹn thú vị cùng Dubbs, tắm rửa sạch sẽ rồi bây giờ phải đi chơi thôi”.




8. Tommy the Pom

 

Nơi phát hiện: Tumblr


Số người theo dõi: khoảng 5.000 người


Lý do thu hút: Những hình ảnh nghịch ngợm, đáng yêu của chú cún tại đại bản doanh Tumblr.


Tommy làm “thực tập sinh không chính thức” tại trụ sở Tumblr ở thành phố New York. Chú cún nhanh chóng kết thân với nhiều bạn bè trong văn phòng công ty. Bởi vậy, chẳng mấy chốc mà trang cá nhân của Tommy trở nên phổ biến.




9. Sutter Brown

 

Nơi phát hiện: Facebook


Số người theo dõi: 4.781 người


Lý do thu hút: Sutter thuộc sở hữu của ngài Jerry Brown, Thống đốc bang California. Thay vì cập nhật thông tin mang tính chính trị theo xu hướng của ông chủ, trang Facebook của Sutter thường xuyên update những đoạn phim dễ thương của chú cún hoặc vật nuôi khác.




10. ToasterPup

 

Nơi phát hiện: Twitter


Số người theo dõi: 4.640 người


Lý do thu hút: Thường xuất hiện bên cạnh nhà sáng lập trẻ tuổi Kevin Rose đến từ trang Digg, ToasterPup mang vẻ ngoài đáng yêu miễn chê và đang sống tại San Francisco với ông chủ của mình.





Điểm danh 10 chú cún “hot” nhất thế giới mạng

Những bức ảnh chó cưng đẹp nhất của năm

Đây là những bức ảnh đạt giải trong cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ nhiếp ảnh gia Kennel (London, Anh) tổ chức.


Được tổ chức hàng năm, cuộc thi ảnh cún cưng dành cho cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp mọi nơi trên thế giới. Và năm nay, cuộc thi thu hút tới 5.000 người tham gia.


Cuộc thi được chia làm 6 phần thi: “Chân dung”, “Người bạn tốt nhất của con người”, “Chó chơi đùa”, “Chó lao động” và “Tôi yêu chó bởi…”. Phần thi cuối cùng “Tôi yêu chó bởi…” dành cho nhiếp ảnh gia dưới 16, là phần mới trong chương trình lần này. “Puppy” cũng là phần thi mới trong cuộc thi năm nay.


Chiến thắng chung cuộc năm nay thuộc về Catherine Laurenson, đến từ Glasgow với bức ảnh “Border Collie với bầu trời xanh”.


 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

Ảnh đạt giải chung cuộc năm nay, Border Collie với bầu trời xanh, do Catherine Laurenson chụp

Những bức hình giành giải thưởng cao sẽ được trưng bày tại triển lãm Discover Dogs, diễn ra tại Earls Court, Luân Đôn vào ngày 10 và 11 tháng 10 này.


Cùng ngắm thêm những bức hình đẹp nhất trong cuộc thi:


 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

Hình ảnh chú cún ướt mèm sau rèm vải, ảnh chụp bởi Opal Seabrook

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Tư thế ngủ khó đỡ, ảnh chụp bởi Pam Langrish

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Nỗi buồn của chó, ảnh được chụp bởi Jason Banbury


 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

“Người bạn tốt nhất”, ảnh do Catherine Macgregor chụp

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Ảnh chụp bởi Doug Gewell

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Ben Burfitt

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Jon Oakey

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Chú chó bat, ảnh chụp bởi Joshua Carter

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Chú cún yêu thương, ảnh chụp bởi Sarah Brown
nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Jessica Beating

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Giải nhất vòng “Người bạn tốt nhất”. Ảnh chụp bởi Emma Carter

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Cún cưng giữa đàn bồ câu. Ảnh chụp bởi Tracey Adams

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Bức hình đạt giải nhất vòng “Puppies”. Ảnh chụp bởi Rhian White
nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

Tôi là cún con… đưa tôi ra khỏi đây. Ảnh chụp bởi Tracy Jarvis

 nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam


Ảnh chụp bởi Sarah Brown, giành giải 3 phần thi “Người bạn tốt nhất”
nhung-buc-anh-cun-cung-dep-nhat-cua-nam

“Bóng trong rừng”, được chụp bởi Shane Wilkinson, đạt giải nhất trong phần thi “Chân dung chó”


Những bức ảnh chó cưng đẹp nhất của năm

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

6 trường hợp bất thường cần cảnh giác ở chó.

Trường  hợp 1;Tinh thần oể oải,thân thể suy nhược vận động chậm chạp,đuôi khi vẫy bị run rẩy hoặc ko vẫy được.thõng xuống,mặt chó trông mệt mỏi.


Trường  hợp 2:Mũi chó khô nhưng hay bị chảy nước .Đó là triệu chứng sốt.Nhưng khi ngủ mũi chó có thể khô,đó lại là triệu chứng bình thường,không cần lo lắng.


Trường hợp 3 :P hân không bình thường,lúc lỏng như nước loãng,lúc rắn trông như cục đá.Chó khỏe mạnh một ngày đi vệ sinh thường là 2 lần.Phân Thường có mảu đen hoặc vàng nâu,không bị lỏng hoặc cứng.


TRường hợp 4;Ăn uống không bình thường ,giảm sút.Nếu chó ăn đồ ăn bẩn hoặc đồ khó tiêu hóa thì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày gây nên biếng ăn,nôn mửa.


Trường hợp 5:sợ ánh sáng,nhiều gỉ mắt.Đó là bị tụ máu ở giác mạc.


Trường hợp 6;Nhiệt độ thận chó tăng cao.Nhiệt độ cơ thể chó thường là 38.5,buổi sáng  mới dậy nhiệt độ là 38,buổi trưa tăng cao 1 chút là 39.quá 39 độ là bất bình thường.


ngoài ra chó còn ho,tiểu tiện khó khăn,loét tai,thương xuyên cọ mông xuống đất.Đều là dấu hiệu bệnh tật cần chú ý



6 trường hợp bất thường cần cảnh giác ở chó.

Tại sao một số giống chó phải được cắt đuôi?

1. Để chánh những chấn thương làm tổn thương đến đuôi


.Một số giống chó nghiệp vụ, chó săn phải làm nhưng công việc nặng nhọc như, Rotweiler, Doberman, Boxer v..v.. đôi khi phải hoạt động cả đuôi vào nhưng hoạt động mạnh hoạc nhanh như săn đuổi và chiến đấu khiến chó đuôi bị rách hoạc gãy, chảy máu. Và những tổn thương trên gây ra những đau đớn khủng khiếp cho chó rất khó chữa. Bởi vậy cắt đuôi cộc ngay từ nhỏ nhằm chánh được những rủi ro gây chấn thương.

Từ khi bộ luật cấm cắt đuôi ở Thuỵ Điển được ban hành và năm 1989, thì số ca chấn thương đuôi tăng lên vun vụt ở nhưng giống chó cần được cắt đuôi. Trong 50 truong hợp không cắt đuôi ở giống Pointer trong năm đó thì có tới 38% ca phải chịu những chấn thương trước 18 tháng tuổi và nắm 1991 thì con số đã lên đến 51%
2. Một số lý do về bệnh tật và kí sinh 

Một  số giống có nhưng bộ lông dày và dài như  Yorkshire Terrier và Old Englíh sheepdog, cocker spaneil cũng được cắt đuôi nhằm chánh một số phiền toái trong việc giữ vệ sinh, phòng các bệnh về kí sinh trùng.
3. Nhằm giữ tiêu chuẩn của giống

Một số giống chó được cắt đuôi qua nhiều thế hệ và được chọn là một trong nhưng đặc điểm của giống về mặt hình dáng, tính chất nghiệp vụ. Và nếu như không cắt đuôi sẽ không còn là thích hợp với giống chó đó nữa



Tại sao một số giống chó phải được cắt đuôi?

Tại sao chó con mới mua từ các chợ chó dễ bị mắc bệnh


Tại sao chó con mới mua từ các chợ chó dễ bị mắc bệnh

Chó sơ sinh, những điều cần biết.

Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân, chọn giống chó. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể lấy kinh nghiệm thay thế những kiến thức cơ bản.

Các nhà nhân giống chó có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ, nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.



1. Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh ? 

Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.


Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những ” hỗ trợ vần động, trở mình” cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và “dọn vệ sinh” cho con.


Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, vừa do ngạt thở.


2. Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh ?


Nhịp tim 160 – 200 lần / phút.


Nhịp thở 15 – 35 lần / phút.


Thân nhiệt 34,5 – 36,1oC – Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.



 


Mở mắt từ 10 – 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.

Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.



 


3. “Sữa đầu” của mẹ quan trọng như thế nào?

Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là “sữa đầu” hay ” sữa non”. Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.



4. Quan niệm về “ăn dặm” – Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ?

Cũng giống như ở người, ” không gì thay thế được sữa mẹ !” đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y.


Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ.


Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đàn hoặc tìm chó “vú em” là biện pháp tốt nhất thay thế “ăn dặm”. Khái niệm “ăn dặm” và “tập cho chó ăn” vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.


5. Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ?


Do chất lượng chó mẹ :


Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như : Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung…Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong kỳ mang thai.


Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc…số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler… 6 – 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.



 


Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm…


Chó sơ sinh, những điều cần biết.

Những điều bạn cần biết khi nuôi chó

1.sai :không nên thường xuyên tắm cho chó,khi phát hiêṇ chó

bị ngứa và bênh về da thì càng tắm nhiều hơn.

đúng :1 tuần tắm 1 lần sẽ tốt hơn cho chó nhà ban, da của người có tính acid còn da chó  thì càng ít,tính chất của da chó và da người hoàn toàn khác,Tắm nhiều cho chó sẽ làm hỏng lớp da tự nhiên chứa đựng rất nhiều tuyến mồ hôi và sẽ gây nên các bênh về da.


2.    sai :Mình rất cưng chó nhà mình,Mình ăn gì thì cho nó ăn vậy

đúng: Thành phấn dinh dưỡng của người không hoàn toàn thićh hợp với chó.Cấu trúc vật lý của chó và con người rất khác nhau , chó cần đạm gấp 4 và canxi gấp 10 lần con người , Nếu chỉ đơn giản cho chó ăn thịt, cơm, rau… thì chúng có thể thiếu một số dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và dễ nhiễm bệnh như: bệnh về da, rụng lông, gãy xương và truờng hợp thường hay gặp là bệnh về da do dinh dưỡng..


3. Sai : Dầu gội đầu của người hiêu quả như vậy ,chắc hẳn sẽ thích hợp với chó.

đúng : Phần lớn dầu tắm của người có tính acid, do da người thích hợp với môi trường acid nhẹ, còn với da chó thì không. Thông thường tốt nhất bạn hãy sử dụng một loại sản phẩm dầu tắm hay xà phòng tốt chuyên dùng cho chó.Nếu như không mua được bạn có thể dùng dầu gội đầu cho người với hoạt chất trung tính hoăc các loại lá như chè tươi hoặc bồ kết vì có tính diệt khuẩn cao mà ko gây rối loạn nội tiết cũng như làm hỏng lông.


4. Sai :D inh dưỡng của gan động vật phong phú,chó thích ăn ,thường xuyên cho chó ăn

Đúng :Thành phần dĩnh dưỡng của gan nhiều ,đặc biệt có vị tanh ,chó mèo rất thích ăn ,nhưng nếu cho ăn 1 thời gian dài sẽ gây nên béo phì, ngứa da ,thiếu canxi,xuất huyết ……rất nguy hiểm


5.Sai:Chó nhà bạn sạch sẽ ,ra  ngoài se rất bẩn và dễ mắc dịch bênh

Đúng : chó ko thích hoạt động chạy nhảy  chơi đùa  ở trong 1 phạm vi nhất định,đây là bẩm sinh của loài chó ,Dắt chó đi dạo mỗi ngày khoảng 30phút  không những cho chó khoẻ mạnh hơn  mà còn cho chó của bạn sẽ phát triển đẹp hơn .Nếu chó nhà bạn đã tiêm phòng đầy đủ và nhắc lại hàng năm thì bạn hoàn toàn yên tâm về dịch bênh


6.Sai : Chó nhà bạn thích gặm xương ,và thường cho chó gặm những cũng xương thừa khi ta ăn xong.

Đúng :x ương chính là tai họa đối với loài chó. vì xương sẽ làm cho chúng không thể tiêu hóa và hấp thụ được,xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ…Tốt nhất hay mua những loại xương chuyên dụng cho chó và có thể bổ xung canxi lại an toàn cho cún nhà bạn


7.Sai : chó nhà bạn bi bệnh,tự  mua thuốc và điều trị cho chó.

Đúng: TRứoc tiên phải nói rằng không phải thuốc nao của người cũng áp dụng được cho chó ,có 1 số thuốc rất tốt với người nhưng không có nghĩa là sẽ tốt vơi chó.Nếu bạn không có chuyên môn về thú y tốt nhất hãy đến các trung tâm thú y để điều tri.



Những điều bạn cần biết khi nuôi chó

10 Điều khuyến cáo phòng chống cảm nắng mùa hè cho chó

Chó chịu nóng rất kém vì thân nhiệt cao 38,5 ‘C – 39 ‘C , hơn nữa chúng không có tuyến mồ hôi ở da như người để dễ điều hoà thân nhiệt, duy nhất điều hoà thân nhiệt bằng cách lè lưỡi chảy dãi khi trời nóng bức.


1. Bảo đảm đủ nước sạch cho chó uống.


2. Không luyện tập, chạy nhẩy chơi đùa hoặc dắt đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ trên 34′C. Đặc biệt lưu ý bệnh ở các giống chó: German Shepherd, Rottweiler, Shetland Sheepdog, Golden Retriever, Doberman Pinscher, German Short Haired Pointer, Standard Poodle, Miniature Schnau er  khi tiết trời quá nóng bức.


3. Chó được nghỉ ngơi nơi thoáng mát khi trời oi bức. Không đột ngột thay đổi nhiệt độ từ phòng có máy điều hoà ra ngoài và ngược lại với độ chênh lệch trên 10′C dễ gây đột quỵ tim mạch.


4. Một số giống chó ưa nước như: Golden, Labrador,  Rottweiler… tạo điều kiện tắm bằng nước mát khi trời oi bức nhưng không nên tắm lúc vừa ăn no.


5. Chế độ ăn uống khi trời nóng bức: ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giảm bớt lượng Protein, mỡ béo, tăng thêm chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn. Đặc biệt chó ăn thức ăn khô, tổng hợp phải bảo đảm đủ nước uống cho thức ăn nhanh thấm nở trong dạ dày. Có thể ngâm trước cho nở thức ăn vào nước rồi cho ăn.


Không nên cho ăn quá no rồi lại vận động ngoài trời, dễ bị chứng” GDV- xoắn dạ dày chướng hơi đặc biệt ở các giống chó có hình dáng thon, thóp bụng như: GSD, Labrador, Golden, Dobecman…Chống tiêu chảy gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải.


6. Phối giống chó vào mùa nóng bức chỉ nên thực hiện lúc sáng sớm hoặc về ban đêm khi nhiệt độ môi trường đã dịu mát.


7. Chó mẹ và đàn con mới sinh cần để ổ đẻ nới thoáng mát: khoảng 25′C đến 27′C. Không dùng lò sưởi hoặc đèn sưởi quá nhiệt độ như trên. Chó mẹ cần uống đủ nước có pha thêm chút muối với độ mặn như nấu canh, súp của người.


8. Khi thấy các dấu hiệu cảm nóng ở chó: thở gấp, đi loạng choạng, run rảy hoặc bỗng dưng chạy điên cuồng… cần đưa ngay chó vào nơi thoáng mát, chườm bằng khăn đá lạnh quanh vùng mõm, mặt rồi thông báo ngay cho bác sỹ thú y cấp cứu và tư vấn.


9. Vận chuyển chó vào mùa hè cần phải: có đủ nước uống, không cho ăn no, chuồng cũi thoáng khí, mát và không quá chật trội, không nhốt chung nhiều chó vào một chuồng. Đặc biệt giao nhận chó tại sân bay cần khẩn trương tránh để lâu ngoài trời và trên đường băng bê tông. Sau khi nhận chó, chỉ nên cho uống nước, cho nghỉ ngơi và theo dõi ít nhất 4-6 giờ mới được cho chó ăn.


10. Nếu có thể chủ động thì không nên xuất chó con hoặc mua chó về nuôi, chuyển đổi chỗ ở của chó khi trời quá oi bức. Không nên tạo các stress bất lợi cho chó: tiêm phòng dịch, tảy giun sán, sửa lông, phẫu thuật thẩm mỹ, thiến hoạn triệt sản…khi trời quá nóng bức.



10 Điều khuyến cáo phòng chống cảm nắng mùa hè cho chó

Cách ghép đàn chó sơ sinh

Ghép đàn chó sơ sinh là đưa chó con của đàn khác nhập với đàn có mẹ và con ruột.Việc này cần thiết khi có trục trặc như:Mẹ ốm,chết ,mất tích hoặc đẻ quá nhiều con không nuôi xuể.Những con này gọi là”con nuôi”nhập chung đàn với “con đẻ” để cho một mẹ nuôi.


1.Điều kiện để ghép đàn:

-Con nuôi và con đẻ đều phải khoẻ mạnh.


-Ngày tuổi không quá chênh lệch nhau.


-Không quá khác nhau về giống: Mẹ nhỏ nuôi con to như Mẹ Chihuahua nuôi con boxer hoặc GSD…


-Phải hiểu đặc điểm riêng của chó mẹ:tính tình,nuôi khéo hay vụng,lượn và chất của sữa mẹ có tốt không…


2-Cách ghép đàn:


-Cách ly mẹ đẻ và con đẻ khoảng 2-3 giờ.


-Cho tiếp xúc con nuôi và con đẻ trong thời gian cách ly nói trên.


-Lấy bông khô,sạch thấm nước tiểu và phân của con đẻ bôi vào toàn thân ,đặc biệt là hậu môn,đuôi của con nuôi.


-Trộn lẫn rồi thả vào đúng vị trí cũ của ổ chó.


-Nhẹ nhàng đưa chó mẹ về ổ,quan sát thái độ của chó mẹ.Chó mẹ không thể “đếm” số chó con của mình,nhưng sẽ kiểm tra chó lạ bằng cách ngửi hậu môn và liếm lỗ tiểu chó con.Nếu tất cả đều bú là đã ghép đàn thành công.


3-Lưu ý:


-Ghép chó khó hơn ghép mèo vì chó ngửi mùi ,phát hiện được chó con lạ có thể cắn chết ngay.


-Nơi ghép đàn phải yên tĩnh,không cho nhiều người lạ xem.


-Không ghép thêm quá nhiều con,mẹ nuôi không xuể sẽ chết tất cả đàn.


-Lưu ý bệnh sốt gíật can-xi huyết cả chó và mèo.Chó thường hay bị hơn.


-Chăm sóc,dinh dưỡng đủ chất cho mẹ nuôi thêm con ghép đàn.


Tất nhiên khi có vài ổ chó cùng đẻ nuôi tại một nhà có nhiện tượng bú”lẫn lộn”giữa các đàn thì không gọi là “Ghép đàn”,vì các con chó mẹ đã quen thân nhau rồi.Thậm chí “cháu bú bà,chị bú em” là chuyện bình thường.



Cách ghép đàn chó sơ sinh

Những thức ăn cấm kỵ đối với loài chó

- Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói;


- Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó;

- Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ;


- Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…


- Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trửơng thành;


- Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt)

- Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống;


- Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…;


- Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.


Chế độ cho cún con ăn trong ngày


Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3,5h


Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 h.


Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ ngày,


Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ ngày,


Từ 10  tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ ngày như đối với chó lớn.



Những thức ăn cấm kỵ đối với loài chó

Quy trình tiêm chủng ngừa dịch bệnh của chó

Phòng ngừa dịch bệnh bằng vaccine là gây miễn dịch chủ động cho cả người và vật. Dựa trên nguyên tắc là “cấy” vào cơ thể virus, vi trùng gây bệnh, hoặc một mã gen của chúng (gọi là kháng nguyên “antigen”) đã được xử lý an toàn, nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra chất có khả năng “trung hòa” tiêu diệt kháng nguyên gọi là “kháng thể – antibody”. Việc này phải làm trước khi dịch bệnh tấn công vào cơ thể, khi mắc bệnh rồi thì vaccine xem như vô hiệu. Sau tiêm chủng cơ thể cần có thời gian và được chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng, phòng tránh các stress bất lợi thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.




Đối với chó, những bệnh dịch thường gặp sau, cần hoặc phải tiêm chủng:



1.Bệnh Dại “Rabies”: Điên cuồng, hung dữ, tấn công, cắn xé làm chết người và các động vật có vú khác. Theo Luật thú y Việt nam, toàn bộ đàn chó mèo nuôi phải được tiêm phòng vaccine Dại hàng năm. Ở một số nước trên thế giới không có bệnh Dại (Free from Rabies) như Anh, New- ealand, Úc… thì việc quản lý, khống chế bệnh Dại cực kỳ nghiêm ngặt. Tất cả chó mèo hoặc động vật có vú khác nhập cảnh đều phải nhốt riêng tại khu cách ly “Quarantine” trong vòng 6 tháng để theo dõi sau đó mới quyết định nhập cảnh hay không.


2.Bệnh Care (Canine Distemper): Do virus gây viêm xuất huyết đường tiêu hóa, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, ho khạc kéo dài, động kinh.


3.Bệnh do Pavovirus: Gây nôn mửa, mất nước nhanh, tiêu ra máu hôi tanh, chết nhanh nhất là chó non.


 




4.Bệnh Viêm gan truyền nhiễm: Môn mửa, tiêu ra máu, đau bụng, co giật


5.Bệnh Lepto: Xoắn khuẩn Leptospirosa gây nôn mửa, tiêu chảy ra máu, vàng da, có thể lây sang người.


6. Bệnh “Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm”(Parainfluen a): Gây viêm khí quản-phế quản, viêm mũi, viêm phổi, ho khan kéo dài, suy kiệt cơ thể rồi kế phát các bệnh dịch khác, rất dễ tử vong với chó non dưới 6 tháng tuổi.


Lịch chủng ngừa có khác nhau phụ thuộc vào chỉ dẫn của từng Hãng sản xuất thuốc.Về cơ bản xin được khuyến cáo như sau:

LỊCH TIÊM CHỦNG



- 8-9 Tuần tuổi: Tiêm mũi 1

- 12-13 Tuần : Tiêm mũi 2 và Bệnh Dại

Tái chủng tất cả các bệnh trên mỗi năm 1 lần

Trường hợp không rõ nguồn gốc chó, tốt nhất tiêm từ đầu kể cả chó trưởng thành. Tiêm nhắc lại có miễn dịch tốt hơn.





Quy trình tiêm chủng ngừa dịch bệnh của chó

Chế độ dinh dưỡng của giống chó nhỏ

1.Giống chó mini:


Thuật ngữ MINI chỉ những giống chó khi trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 1-10 kg, bao gồm cả giống chó TOYS nặng không quá 4 kg. Chúng có nguồn gốc từ giống chó săn nên có các kỹ năng săn bắt là đặc tính dễ thương để ưa chuộng như những thú cưng. Chúng rất thích nghi với cuộc sống đô thị, trong điều kiện không được hoạt động thường xuyên.


2. Ba giống chó nhỏ “mini” được hiệp hội chó giống thế giới công nhận:


* Giống Terriers : Fox terrier, Yorshire terrier, Scottish terrier, Jack Russell terrier, Cairn terrier, West Highland terrier…


*Giống Dachshunds: Dù thuần hay lai tạo chúng có nhiều hình dáng riêng và kiểu lông khác nhau: dài thẳng, dài gợn sóng, ngắn mượt, xoăn, xù hoặc cực ngắn.


*Giống Lapdogs: Bichons, Toy và miniature poodles, Chihuahua, Pekinese, Shih T u, Cavalier King Charles, Lhasa Apso…


3. Các đặc điểm giống “mini” có liên quan đến chế độ dinh dưỡng:


*Sức đề kháng cao, nhanh nhẹn và tuổi thọ cao hơn các giống chó to, có thể sống trên 15 năm. Caanc ó các chế độ ăn uống theo từng thời ký phát triển sinh học của chó.


*Bộ răng nhai thường cắm sâu hơn, tỷ lệ không cân xứng với hàm miệng, dễ sinh nhiều cao răng làm teo nướu răng. Nên dùng các loại thức ăn có chứa chất “Fixers” có chứa Sodium polyphosphates ngăn cản can-xi trong nước bọt hình thành cao răng.


*Do kích cỡ không lớn nên lượng thức ăn giống chó mini không nhiều, nhưng đòi hỏi về mùi vị, cấu trúc bề mặt viên thức ăn là các yếu tố quan trọng làm chó thích ăn. Cần lựa chọn các loại thức ăn chế biến có hương vị đáp ứng” khoái khẩu” của chó.


*Chó mini dưới 6 tháng tuổi nên cho ăn 3 bữa/ngày. Trên 6 tháng tuổi : 2 bữa ăn/ngày. Cho ăn đúng thời gian quy định trong ngày. Cần giám sát quá trình tăng trưởng của giống chó mini bằng cáh thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể chó.


*Từ 2 tháng tuổi trở đi, miễn dịch tự nhiên qua sữa mẹ không còn nữa, bước sang giai đoạn tăng trưởng chó con giống mini cần có thành phần thức ăn đặc biệt để tăng cường miễn dịch và bảo hộ tự nhiên:


- Phức hợp hỗ trợ chống sự ô-xy hóa có: vitamin A, E, C, biotin, Taurine và lutein là các chất tăng cường miễn dịch tối ưu.


- Các a-xít béo hỗ trợ sự tăng trưởng lông, da, chất kháng viêm hiệu quả trên màng nhầy đường ruột.


- Fructo-oligo-saccharides kìm hãm sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.


- Kẽm: làm nhanh lành sẹo.


* Chó già cần một khẩu phần thức ăn thích hợp để bù đắp cho các giác quan lão hóa: ngửi, nếm và tính ngon miệng. Thức ăn cần đầy đủ các loại vitamin A, C và có chất polyphenol từ quả cây giúp bảo vệ tế bào. Chú ý cần giảm hàm lượng phospho trong khẩu phần.



Chế độ dinh dưỡng của giống chó nhỏ

Tắm cho chó như thế nào?

1. Có nên tắm cho chó không?


- Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.


- Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi…Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng…


- Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.


- Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).


2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?


- Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.


- Chó non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.


- Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.


- Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn chó đực” sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.


- Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.


- Chó mới sinh con.


- Chó mới mua về nuôi.


- Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.


- Chó vận chuyển.
3. Cách tắm chó như thế nào?

- Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.


- Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các petshop . Các loại shampoo  nấm phải có chi định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.


- Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà – cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.


- Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador… Không tắm chó ở thế nằm ngửa.


 


- Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.


- Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay
4. Bao lâu tắm chó một lần?


- Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.


5. Sau tắm có dấu hiệu gì bất thường : bỏ ăn, run rẩy, tiêu chảy…cần khám BSTY ngay.



Tắm cho chó như thế nào?

Sức khỏe dinh dưỡng của chó, những hiểu biết cở bản

1.Có nên chỉ cho ăn một loại thức ăn hàng ngày không?

-Không! Trái lại thành phần thức ăn cần có đủ các chất dinh dưỡng như Protein: thịt, trứng, cá.., chất xơ: rau xanh, chất béo : dầu thực vật, mỡ động vật , khoáng chất và vitamine.


2.Có chế độ và khẩu phần ăn cho mọi loại chó? Không ! Phụ thuộc vào:


-Kích cỡ giống khác nhau có khẩu phần và số lượng thức ăn khác nhau. Không thể dùng thức ăn của một con chihuahua 2kg cho một con Saint Bernar hay GSD 8 kg được.


-Tính chất hoạt động của chó khác nhau, chế độ ăn khác nhau: Chó đua, chó nghiệp vụ, chó săn , chó triển lãm…


-Chế độ ăn khác nhau ở các thời kỳ sinh trưởng: chó non, chó đang lớn, chó già, chó đang tiết sữa và nuôi con, chó mang thai, chó đực phối giống…


-Tình trạng sức khỏe chó: Chó vận chuyển hàng không, chó mới ốm dậy hoặc chó đang điều trị… cần có chỉ định cho ăn và khẩu phần dinh dưỡng đặc biệt của các Bác sỹ Thú Y.


3.Cho ăn thức ăn hàng ngày của người hay mua loại thức ăn chế sẵn : khô, đóng hộp… ?

-Có thể cho chó ăn cùng với các bữa ăn của bạn, nhưng đôi khi khẩu vị của chó khác nên không thể là một khẩu phần ăn “lý tưởng”, chó không thích các vị : cay ớt, hạt tiêu, mùi hành, tỏi, giềng mẻ, rau thơm hoặc một số gia vị khác. Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày cũng không phù hợp sức khỏe dinh dưỡng cho mọi loại chó được.


-Thị trường hiện nay có bán nhiều loại thức ăn tổng hợp và đóng hộp cho chó, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng để chọn lựa cho cún cưng một loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với giống chó, lứa tuổi và mục đích nuôi chó của bạn.


-Bạn nên chọn thức ăn cho chó từ các Hãng sản xuất thức ăn có Lịch sử lâu năm kinh nghiệm và có đội ngũ Bác sỹ Thú Y, các chuyên gia Dinh dưỡng giỏi cố vấn, để không những cún cưng có đủ chất dinh dưỡng mà còn tạo dựng nên sức khỏe, làm tăng tuổi thọ cho cún của bạn.



Sức khỏe dinh dưỡng của chó, những hiểu biết cở bản

Huấn luyện chó không ăn mồi bả

Đây là bài học rất quan trọng, vì trộm cướp chỉ dám xâm nhập nhà bạn sau khi đã giết chết được bầy chó, bài học này lẽ ra chỉ học sau hai tháng đã huấn luyện CĂN BẢN PHỤC TÙNG, biết nghe tiếng người, biết nghe lệnh chủ. Nay để Bạn tự dạy chó mình bằng con đường ngắn nhất xem sao, bài học phải qua hai giai đoạn:


*GIAI ĐOẠN 1:


Cho con chó ăn trong một cái thau nhất định,có nghĩa là không được thay đổi thau khác, và cũng đặt thau đó tại một chỗ cố định như: góc bếp, góc chuồng, v.v. Mục đích để chó quen mắt, quen hơi, quen chỗ. Bất cứ thức ăn gì ta cho chó ăn,đều phải bỏ vảo thau ăn này.

*GIAI ĐOẠN 2:


Lấy thức ăn ngon, xắt nhỏ, như CHẢ LỤA, THỊT NƯỚNG, LẠP XƯỞNG, bỏ vào cái TÔ, trộn lẫn với ỚT BỘT, TIÊU BỘT, DẦU NÓNG. Ta đem bỏ rải rác trên nền nhà, mặt vườn v.v. rồi giả bộ dẫn chó đi qua những miếng mồi ngon và hấp dẫn đó. Nó sẽ ngửi và dính chất cay vô mũi, nó hắt hơi, chảy nước mũi và nước miếng, mặt nhăn nhó, cảm thấy ghê sợ, và khủng khiếp. Nếu thấy nó dửng dưng trước miếng mồi, ta lấy tay ấn mũi cũa nó vô miếng mồi thì kết quả cũng đạt như trên. Chỉ cần làm độ ba lần thôi là con chó biết lánh xa, khi thấy mồi ngon trên mặt đất, hoặc trên nền nhà. Nó sẽ ý thức được rằng, chỉ ăn thức ăn trong thau của chủ cho là an toàn.

Cứ hai tuần tập lại một lần, là bạn sẽ thành công.



Huấn luyện chó không ăn mồi bả

Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chó

Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chó.

Dạy dỗ chó cưng là nhiệm vụ của bạn hay của chuyên gia HL?

Cần phân biệt Giáo dục chó và Huấn luyện chó là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

- Ở trường HL người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao:

+ Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật…

+ Kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v.

- Việc giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn.

Một số nguyên tắc cơ bản thường được áp dụng trong việc dạy chó :


1. Nguyên tắc bản năng

Chó chỉ là một con vật, nó thường làm theo những gì mà bản năng của nó mách bảo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết thật rõ ràng về các đặc tính bản năng này, để có thể kích thích chó phát huy những đặc tính bản năng tốt và chỉnh sửa những hành vi bản năng không phù hợp với mục đích giáo dục chó của chúng ta.

- Ví dụ khi huấn luyện chó bảo vệ thì phải làm sao củng cố bản năng săn mồi, bản năng bảo vệ lãnh thổ của con chó, nhưng phải hướng nó đi theo cách mà chúng ta muốn, chứ không phải gặp ai cũng sủa, tháo xích là tấn công người.

- Còn khi giáo dục chó trở thành một một con vật cưng đáng yêu sống trong nhà, thì phải làm sao để nó bớt đi những hành vi bản năng hoang dại, hung dữ, nhưng vẫn không bị thui chột tính cách để trở thành một con chó nhút nhát, sợ sệt hoặc mất đi hoàn toàn bản năng nòi giống của nó.

Chính vì nguyên tắc bản năng này, trước khi đưa một con chó về nhà, bạn nên tự định hướng cho mình về giống chó mà bạn sẽ nuôi. Hãy chọn một giống chó có bản năng gần nhất với “hình mẫu” mà bạn muốn có cho bản thân mình. Ví dụ đừng chọn giống chó săn tha mồi cho mục đích bảo vệ, giữ nhà, cũng như đừng chọn chó chọi chỉ để làm bạn với lũ trẻ nhà mình.

Như vậy, việc dạy dỗ giáo dục chó là trách nhiệm của chính bạn ngay từ trước khi bạn đem chó về nhà, ngay từ ngày đầu tiên khi nó về với gia đình bạn, và kéo dài trong suốt thời gian nó sống bên bạn. Bản năng của chó đi theo nó suốt cuộc đời. Và bạn luôn luôn phải đồng thời làm hai việc: kích thích bản năng tốt phát triển và hạn chế các hành vi bản năng xấu.


2. Nguyên tắc Bầy Đàn

Chó là loài vật có bản năng sống theo bầy đàn, có trật tự rõ rệt. Động lực sống lớn nhất của chó là tuân thủ trật tự và giữ gìn sự hài hoà của cấu trúc bầy đàn. (Điều này cũng tương tự như con người chúng ta luôn mong muốn củng cố vị trí của mình trong xã hội, hài hoà với trật tự xã hội, giữ gìn sự ổn định của xã hội mà chúng ta đang sống, vì một lẽ là phá hoại trật tự xã hội thì sẽ bị xã hội đào thải).

Khi đưa con chó về với gia đình, tức là bạn đã tách nó ra khỏi bầy đàn của nó, đưa nó vào một “bầy đàn” mới, với các thành viên trong gia đình bạn : người thân, bạn bè và các con vật nuôi khác trong nhà. Ở “bầy đàn” mới này, hầu hết các thành viên, các quy tắc đều xa lạ với trật tự bầy đàn trước đó của chú chó con. Nhiệm vụ của bạn là dạy cho nó biết trật tự mới, các quy tắc bầy đàn mới mà nó phải tuân theo. Nếu không, nó sẽ cư xử theo nguyên tắc bầy đàn mà nó đã từng biết: cách cư xử của chó-với-chó và bạn sẽ phải trả giá cho những hành vi này của nó.
3. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau

Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với chó cưng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu thương thì tự nó đã có, nhưng sự tôn trọng của bạn dành cho con chó, mà nhất là sự tôn trọng của con chó đối với bạn chỉ có thể đạt được thông qua một thời gian dài, nhiều công sức làm việc vất vả. Con chó có thể rất yêu quý bạn, nhưng nó vẫn có thể lờ đi không nghe mệnh lệnh của bạn. Đó chính là vì nó chưa tôn trọng bạn đúng mức.

Đừng đàn áp con chó của bạn hay đối xử với nó như nô lệ. Nhất là tránh đánh đập ngược đãi nó. Hãy tôn trọng những yếu tố mang tính cách đặc thù của chó, cũng như những nhu cầu cơ bản của nó như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa, gặm đồ vật. Chúng ta phải hiểu và tôn trọng những quyền đó của nó, tuy nhiên chúng ta sẽ can thiệp để ngăn chận nó không ăn tham, không ăn vụng, hay không gào rú hoặc sủa loạn lên khi thấy gia đình bạn ăn cơm mà nó chưa được ăn. Nó được quyền đi vệ sinh bất cứ lúc nào nó muốn, nhiệm vụ của chúng ta là hướng dẫn nó đi vệ sinh đúng chỗ. Nó được chơi đùa, nhưng ở sân chơi chứ không phải trong phỏng ngủ của chúng ta. Nó được gặm đồ, nhưng là đồ chơi chứ không phải giày dép hay sách vở.

Phải tạo cho nó có một niềm tin vào người chủ: sự công bằng, tình yêu thương và những nguyên tắc đặc thù của loài chó. Khi đó nó sẽ tôn trọng bạn. Đạt được sự tôn trọng và tin cậy rồi thì bạn có thể dạy nó hầu hết những gì bạn muốn nó làm.


4. Nguyên tắc kiên nhẫn


Dạy chó cần đặc biệt kiên nhẫn. Dù bạn sở hữu hàng đống tài liệu giá trị, hay đầy đủ các dụng cụ tập luyện, hay giao con chó của bạn cho một HLV đầy kinh nghiệm, bạn đừng nghĩ rằng con chó của bạn sẽ trở thành siêu sao chỉ sau một đêm.

Một số giống chó có khả năng học rất nhanh, nhưng cũng có những giống tỏ ra rất khó dạy bảo, cứng đầu. Chúng ta cần biết về tính khí của các giống chó khác nhau để có phương pháp dạy phù hợp.

Nếu bạn cố gắng dạy chó một điều gì đó mà nó không chịu hiểu, hoặc không chịu làm theo, hãy ngừng buổi tập luyện đó lại. Chuyển qua trò chơi khác. Hôm sau lại quay lại. Kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu và thực hiện đúng. Chó không tư duy như người, nên đừng ép buộc nó phải hiểu ngay ý bạn. Bạn cũng đừng bao giờ nói rằng “Tôi cho rằng con chó đã hiểu điều đó”. Không thể nào đoán được nó đã hiểu hay chưa, mà chỉ có thể biết được khi tận mắt chứng kiến những điều chúng thực hiện đúng.


5. Nguyên tắc thường xuyên


Bạn nên dành một khoảng thời gian rảnh rỗi từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để chơi với chó cưng, đồng thời dạy dỗ giáo dục nó.

Bất cứ ai không ôn tập đều có thể quên bài, vì vậy ôn tập đối với chó càng quan trọng hơn. Sau rất nhiều lần ôn tập thì chó sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ những hành vi cần làm.

Thường xuyên dạy bảo ngay cả trong những lúc không phải là thời gian luỵên tập chính thức.

Chẳng hạn khi dắt chó từ trong nhà ra sân, bạn luôn nói “Ra !”. Luôn nói “Vào !” khi làm ngược lại. Sau một thời gian bạn chỉ cần nói “Ra !” là nó biết chạy ra sân mà không phải là chui vào bếp.


6. Nguyên tắc khen thưởng


Bạn cần khen thưởng mỗi khi con chó thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Các hình thức khen thưởng có thể là thưởng thức ăn, đồ chơi, vuốt ve âu yếm hoặc chỉ đơn giản là một lời khen.

Để chó mau nhớ điều bạn dạy, cần khen thưởng đúng lúc, ngay khi nó vừa thực hiện xong. Có một phương pháp rất phổ biến ngày nay là “clicker training”. Mỗi khi con chó thực hiện đúng một yêu cầu, ta bấm nút một dụng cụ tạo ra một âm thanh (click), để đánh dấu cho chó biết: nó vừa thực hiện một hành vi đúng, rồi ngay lập tức khen thưởng nó. Lâu dần con chó sẽ hiểu, nếu nó thực hiện một số hành vi nhất định, nó sẽ được khen thưởng.

Tuy nhiên, việc áp dụng khen thưởng phải được tiến hành khéo léo. Không nên lạm dụng phần thưởng thức ăn trong khi giáo dục chó. Phải làm sao cho chó “tuân lệnh của bạn”, chứ không phải “tuân theo sự sai khiến của thức ăn”. Nếu không sau này, lúc không có đồ ăn để nhử, nó sẽ chẳng chịu làm gì cả.

Đối với chó con thì nên áp dụng thưởng đồ ăn, đồ chơi nhiều để kích thích nó học tập. Sau lớn dần, ta rút bớt đi chỉ còn vuốt ve hoặc khen ngợi bằng lời nói: “giỏi !”, “ngoan !” là đủ.


7. Nguyên tắc áp dụng kỷ luật.


Kỷ luật kịp thời:

Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt “nguội “con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó.


Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:

Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10.

Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.

Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt.

Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.


Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:

Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng . Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.

Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến.

Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.

Dùng giọng nói của bạn để dạy chó:

Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.

Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé”

Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi.

Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.


8. Nguyên tắc nhất quán


Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:

Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.

Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:

Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.

Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko……..!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.

Đùa vui một chút: “ Weiko ! Come !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn. Chủ nó – Chính Alaska – mới chính là người đáng bị khiển trách.



Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chó